Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một TCPH.
Quyền của cổ đông lớn
Ngoài các quyền chung thông thường thì cổ đông lớn có thêm các quyền sau:
- Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của HĐQT, BCTC giữa năm và hằng năm, báo cáo của BKS, hợp đồng, giao dịch phải thông qua HĐQT và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty.
- Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ khi HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; hoặc trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào HĐQT, BKS.
Nghĩa vụ công bố thông tin của cổ đông lớn
Bởi chính vì cổ đông lớn có có những quyền lợi ưu thế hơn so với cổ đông thông thường. Cổ đông lớn có thể thông qua cơ cấu sở hữu mà tác động đến vấn đề quản trị của công ty. hường thấy nhất là bằng việc thông qua hoặc phản đối các quyết định của ĐHĐCĐ. Ngoài ra cổ đông lớn có thể tác động thông qua việc cơ cấu nhân sự chủ chốt để nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp. Chính vì vậy, luật chứng khoán đã yêu cầu cổ đông lớn trong công ty đại chúng:
- Không được lợi dụng ưu thế của mình gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của công ty, các cổ đông khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật.
Các trường hợp phải công bố thông tin
Tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan:
- phải công bố thông tin khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn; hoặc
- Nếu đang là cổ đông lớn thì phải công bố thông tin khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu qua ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết.
- Thời điểm bắt đầu, kết thúc việc trở thành cổ đông lớn hoặc thời điểm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu qua các ngưỡng 1% được tính kể từ ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán.
Ví dụ: NĐT A sở hữu 5,2% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTĐC X. Ngày T, ông A đặt lệnh mua vào làm tăng tỷ lệ sở hữu CP X từ 5,2% lên 5,7%. Vào ngày T’, ông A đặt lệnh mua tiếp làm tăng tỷ lệ sở hữu từ 5,7% lên 6,1%. Giao dịch tại ngày T’ đã làm cho tỷ lệ sở hữu cổ phiếu X của ông A thay đổi vượt qua ngưỡng 6%. Do vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán, ông A phải công bố thông tin và báo cáo công ty X, UBCK và SDGCK về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của mình.
Xem thêm các bài viết khác tại:
- Thông tin nội gián là gì?
- Lưu ký chứng khoán là gì? Quy trình thực hiện và những điều lưu ý
- Khái niệm Chào bán cổ phiếu riêng lẻ và quy trình thực hiện
- Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán?
- Giao dịch ký quỹ (margin) là gì?
- IPO và Điều kiện thực hiện IPO
- Quy định cần biết về Cổ phiếu Esop
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì?
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Ưu nhược điểm của chào bán chứng khoán ra công chúng
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty đại chúng
- Sự khác biệt giữa Công ty đại chúng và CTCP khác?
- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
- Những điều cần biết khi đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý