Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment” (nghĩa là Đầu tư trực tiếp nước ngoài). Đây là là một thuật ngữ sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Có thể hiểu Doanh nghiệp FDI là Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định chính thức hoặc cụ thể về doanh nghiệp FDI nhưng có quy định về các hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Luật Đầu tư. Một số hình thức đầu tư từ nguồn vốn FDI có thể kể đến như sau:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI
Thành lập mới hoặc mua phần vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp FDI phải do nhà đầu tư nước ngoài (là các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam) đứng ra thành lập hoặc mua phần vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp đã được thành lập.
Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường
Bao gồm:
- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường
- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
Điều kiện cuối cùng để tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam là thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi doanh nghiệp hoàn thành xong bước này và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì được xem là doanh nghiệp FDI.
Tham khảo các quy định pháp luật tại: Thư viện pháp luật
Xem thêm các bài viết có liên quan khác tại: