Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
spot_img

Sinh viên luật cần chuẩn bị gì trước khi ra trường?

Hiện nay, tình trạng sinh viên luật không tìm được việc hoặc việc làm không đúng chuyên ngành khá nhiều. Điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như điểm số học tập, kỹ năng,…. Vậy để hạn chế tình trạng thất nghiệp, thì sinh viên luật nên chuẩn bị những gì?

Kết quả học tập

Bởi vì hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thì kinh nghiệm làm việc sẽ bằng không. Do vậy, yếu tố có thể tạo ưu thế đối với nhà tuyển dụng đó chính là kết quả học tập. Kết quả học tập có thể được phản ánh thông qua:

Điểm GPA

GPA là điểm trung bình các môn học sau khi hoàn thành một khóa học. Hay nói cách khác trong trường hợp này, GPA là điểm tốt nghiệp. Đây là tiêu chí tiên quyết để đánh giá kết quả học tập. Thông thường đối với trường luật, GPA sẽ được xét khá là “khắt khe”. Để đạt được GPA cao là một quá trình nỗ lực học tập vô cùng chăm chỉ. Bởi vì khối lượng chương trình học tập tại trường luật khá nặng lý thuyết. Khối lượng các văn bản luật mà sinh viên phải đọc là rất nhiều. Do vậy, điểm GPA cao sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Họ sẽ có xu hướng đánh giá cao các hồ sơ có GPA cao vì phần nào phản ánh tố chất của ứng viên.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Ngoài việc chỉ tập trung mục tiêu đạt được GPA cao, sinh viên luật còn nên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Vì hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu hơn về vấn đề pháp lý nghiên cứu. Hơn nữa, hoạt động này sẽ được hướng dẫn bởi giảng viên chuyên môn của khoa. Do vậy, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc và làm việc với giảng viên, thông qua đó học hỏi về kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, nếu có thể đạt được các giải thưởng về nghiên cứu khoa học, cũng là một điểm cộng đối với hồ sơ của sinh viên. Đặc biệt, hoạt động này giúp ích nhiều đối với các bạn sinh viên có định hướng làm giảng viên sau tốt nghiệp.

Học bổng

Có hai nguồn học bổng mà sinh viên luật có thể đạt được:

  • Học bổng khuyến khích học tập do trường cấp
  • Học bổng do các tổ chức bên ngoài cấp (doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận,..)

Các nguồn học bổng này đều căn cứ xét duyệt chủ yếu dựa vào điểm GPA. Bên cạnh đó, các tiêu chí xét duyệt khác như tham gia hoạt động xã hội, hoàn cảnh,… Việc đạt được học bổng sẽ đem đến cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp (trao học bổng) hoặc những bạn sinh viên có nền tảng tương tự. Thông thường các tổ chức sẽ tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng thông qua hoạt động trao học bổng.

Ngoại ngữ

Ngoại ngữ là một trong các tiêu chuẩn tốt nghiệp của trường luật. Việc kém ngoại ngữ là rào cản để sinh viên tốt nghiệp và tìm việc sau này. Hiện nay, việc giỏi ngoại ngữ không còn là ưu thế mà là yêu cầu bắt buộc để đạt được công việc tốt. Bởi vì mặt bằng chung kỹ năng ngoại ngữ của “Gen Z” ngày càng được đầu tư. Các khoá tốt nghiệp càng về sau, khả năng ngoại ngữ càng nâng cao. Trong thời kỳ hội nhập thu hút đầu tư, các nguồn vốn nước ngoài đổ về VN không ít. Do vậy, khách hàng nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn khách hàng của các công ty luật. Giỏi ngoại ngữ là một trong các yêu cầu tuyển dụng tiên quyết của các công ty luật đầu ngành.

Thực tập

Mặc dù, sinh viên luật mới tốt nghiệp thì khó có kinh nghiệm làm việc vì lịch học tại trường luật khá kín. Tuy nhiên, hiếm công ty nào không đặt ra yêu cầu về kinh nghiệm các thông tin tuyển dụng. Kinh nghiệm đối với sinh viên luật có thể ngầm hiểu là thời gian thực tập trước khi ra trường. Đây cũng là một trong các điều kiện để sinh viên tốt nghiệp (trừ các bạn làm luận văn tốt nghiệp). Từ năm 3 trở đi, sinh viên luật nên chuẩn bị CV và gửi đến các tổ chức mà mình có định hướng làm việc. Nó không chỉ giúp sinh viên tích luỹ kinh nghiệm, mà còn là cơ hội để biết bản thân có thực sự phù hợp với định hướng mình chọn không.

Các hoạt động công tác xã hội và tình nguyện

Các hoạt động xã hội (đoàn hội,…) sẽ góp phần nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ và rèn luyện kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, sinh viên luật cần cân đối thời gian phù hợp dành cho các hoạt động này. Quỹ thời gian để tham gia hoạt động xã hội chỉ nên được xếp sau các tiêu chí nêu trên.

Hy vọng bài viết này cung cấp phần nào thông tin hữu ích. Đồng thời, giúp các bạn sinh viên luật có góc nhìn tổng quát trong việc định hướng nghề nghiệp.

Xem thêm bài viết khác tại: Việc làm ngành luật: Hướng đi nào cho sinh viên mới ra trường?

Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Latest Articles