Việc người lao động (NLĐ) làm việc tại các văn phòng chi nhánh của một công ty khá là phổ biển trên thực tế. Nhất là đối với các trường hợp chi nhánh khác tỉnh, thành phố so với trụ sở công ty. Vậy chi nhánh có được quyền trực tiếp ký Hợp đồng lao động với NLĐ không?
Tư cách ký hợp đồng lao động của chi nhánh
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Bộ luật dân sự:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
“Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện“
Như vậy, từ quy định trên, chi nhánh không đương nhiên được quyền ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ. Chi nhánh có quyền ký HĐLĐ nếu được công ty ủy quyền.
Hình thức thực hiện
Việc công ty ủy quyền cho chi nhánh ký HĐLĐ có thể bằng hình thức như văn bản ủy quyền, Điều lệ, quy chế, quyết định bổ nhiệm, quyết định giao nhiệm vụ,…
Tuy nhiên, vì chi nhánh ký HĐLĐ với NLĐ với tư cách ủy quyền của Công ty nên bản chất mối quan hệ lao động vẫn được xác lập giữa công ty và NLĐ.
Xem thêm các bài viết khác liên quan tại:
- Công ty có được trừ lương người lao động đi làm trễ không?
- Công ty có được thử việc nhiều lần?
- Doanh nghiệp có được ký Hợp đồng dịch vụ với cá nhân?
- Doanh nghiệp có được ký Hợp đồng CTV với cá nhân?
- Quy định cần biết về Cổ phiếu Esop
- Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở?
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý