Hợp đồng dịch vụ (HĐDV hay HĐ Dịch vụ) là sự thỏa thuận cung ứng dịch vụ giữa các bên. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc và được bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Vậy HĐDV có thể được ký giữa các đối tượng nào? Cá nhân có thể ký HĐDV được không?
Cá nhân ký Hợp đồng dịch vụ có thể được chia làm ba trường hợp:
- Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Trường hợp này cá nhân là thương nhân
- Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh.
- Cá nhân khác không phải là cá nhân hoạt động thương mại.
Hợp đồng Dịch vụ đối với cá nhân là thương nhân
Cá nhân có đăng ký kinh doanh có thể kể đến như Hộ kinh doanh,…. Việc cung cấp dịch vụ sẽ tuân thủ theo quy định pháp luật thương mại. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký HĐDV với cá nhân.
HĐ Dịch vụ đối với cá nhân hoạt động thương mại không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh
Là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Cụ thể:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo)
- Buôn bán vặt
- Bán quà vặt
- Buôn chuyến
- Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh
- Các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, về lý thuyết thì doanh nghiệp có thể ký HĐDV với cá nhân không đăng ký kinh doanh nếu thuộc các trường hợp trên. Về thực tiễn, doanh nghiệp thường sẽ cần thuê cá nhân thực hiện công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, trình độ nhất định. Tuy nhiên, các công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn thì đều cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định mới được phép thực hiện dưới hình thức hoạt động thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại.
HĐ Dịch vụ đối với các cá nhân khác không thuộc hai trường hợp nêu trên
Doanh nghiệp cần lưu ý rằng HĐ dịch vụ trong trường hợp này có thể gây nhầm lẫn thành Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Theo quy định, trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ.
Như vậy, nếu doanh nghiệp ký HĐDV có nội dung trả công, quản lý,…. thì được coi là HĐLĐ. Do đó, nếu doanh nghiệp không thực hiện các quy định tương tự với HĐLĐ (đóng BHXH,…) thì có thể đối mặt với rủi ro vi phạm pháp luật.
Xem thêm các bài viết khác liên quan tại:
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý