Thực trạng hiện nay, một bộ phận không nhỏ người lao động (NLĐ) đã làm giả hồ sơ cho mục đích ứng tuyển và ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Phổ biến nhất là việc NLĐ sử dụng bằng cấp giả để nộp hồ sơ ứng tuyển tại các doanh nghiệp. Vậy hành vi này có phù hợp quy định pháp luật hiện hành không?
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của NLĐ
Theo quy định của Bộ Luật Lao Động thì:
“NLĐ phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà người sử dụng lao động yêu cầu“
Việc sử dụng bằng cấp giả để ký kết HĐLĐ có thể được xem là hành vi cung cấp thông tin sai lệch, không trung thực về trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề.
Chế tài xử lý
Trách nhiệm với Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có quyền thực hiện một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi phát hiện NLĐ cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng. Tuy nhiên, để tránh việc chấm dứt HĐLĐ sai quy định, thì cần lưu ý phải báo trước như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phương án 2: Xử lý kỷ luật lao động
Việc xử lý kỷ luật lao động sẽ căn cứ vào nội quy lao động nếu trong nội quy có quy định về hành vi cung cấp bằng giá, thông tin không trung thực. Việc xử lý cần tuân thủ theo quy trình xử lý kỷ luật của pháp luật lao động.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Việc làm giả bằng cấp có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 – 100.000.000 đồng, phạt tù lên đến 07 năm.
Do vậy, NLĐ cần lưu ý nắm rõ quy định nêu trên để tránh việc thiếu kiến thức mà phát sinh hành vi vi phạm pháp luật không đáng có.
Xem thêm các bài viết khác liên quan tại:
- Có được ký nhiều lần HĐLĐ có thời hạn?
- Có được “giam” lương khi nhân viên nghỉ việc chưa bàn giao?
- Lưu ý khi ký HĐLĐ với NLĐ cao tuổi
- Người ĐDPL có được ký HĐLĐ với chính mình ?
- Chi nhánh có được ký Hợp đồng lao động?
- Công ty có được trừ lương người lao động đi làm trễ không?
- Công ty có được thử việc nhiều lần?
- Doanh nghiệp có được ký Hợp đồng dịch vụ với cá nhân?
- Doanh nghiệp có được ký Hợp đồng CTV với cá nhân?
- Quy định cần biết về Cổ phiếu Esop
- Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở?
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý