Chứng quyền là một thuật ngữ khá phổ biến trên thị trường chứng khoán. Vậy chứng quyền là gì? Chứng quyền có đặc điểm như thế nào và ưu nhược điểm gì?
Khái niệm
Chứng quyền (Covered warrant hay CW) là loại chứng khoán được phát hành khi cần cơ cấu lại cơ cấu tài chính của công ty hoặc hỗ trợ trợ cho một đợt huy động vốn.
Theo quy định Luật Chứng khoán 2019 thì:
“Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.“
Đặc điểm
- Thời hạn dài hoặc vĩnh viễn. CW có thời gian kéo dài 5-10 năm hoặc vĩnh viễn.
- Giá CW: Là số tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu CW. Khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, giá CW là giá giao dịch trên thị trường. Thông thường, giá CW khá nhỏ so với giá trị thực của chứng khoán cơ sở.
- Ngày đáo hạn: Ngày cuối để NĐT thực hiện quyền mua cổ phiếu của TCPH.
- Giá thực hiện: Mức giá cố định của cổ phiếu mà phải trả khi thực hiện quyền.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Cho biết cần có bao nhiêu CW để mua một cổ phiếu của TCPH.
- Quyền của người sở hữu: Không có các quyền của cổ đông (nhận cổ tức, biểu quyết,…). NĐT có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua cổ phiếu của công ty khi CW đáo hạn. Trường hợp không thực hiện quyền thì khoản lỗ tối đa là khoản phí để sở hữu CW.
Ưu nhược điểm của Chứng quyền
Ưu điểm | Nhược điểm |
Làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán phát hành kèm theo. Theo đó, giúp công ty huy động vốn thuận lợi hơn | Không có giá trị nếu giá thị trường của cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện. Theo đó, người sở hữu sẽ không có lợi từ việc nắm giữ |
Có thể chuyển nhượng CW cho người khác để thu lợi nhuận chênh lệch |
Xem thêm các bài viết khác tại:
- Hợp đồng quyền chọn là gì? Đặc điểm và phân loại
- Phân biệt Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai là gì? Đặc tính và ưu nhược điểm
- Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm
- Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là gì? Những điều cần lưu ý
- Quy định về mua lại cổ phần đã phát hành trong CTCP
- Thông tin nội gián là gì?
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý