Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
spot_img

Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là gì? Những điều cần lưu ý

Thỏa thuận bảo mật thông tin hay còn gọi là NDA (Non Disclosure Agreement). Đây là dạng hợp đồng rất phổ biến khi doanh nghiệp xúc tiến quan hệ hợp tác và có ý định tiết lộ thông tin mật. NDA được xác lập nhằm mục đích tạo khung pháp lý ràng buộc trách nhiệm bảo mật thông tin của các bên tham gia.

Thông tin mật và vai trò của NDA

Các thông tin mật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vì thông tin mật có thể chứa đựng và phản ảnh tình hình tài chính, nhân sự, kết quả kinh doanh,…. Thông tin mật còn có thể là phương hướng, chiến lược, mục tiêu hoạt động, dự án trong tương lai.

Việc thông tin mật bị rò rĩ hoặc tiết lộ sẽ dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Nhất là khi các thông tin mật rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đấy. Vì tầm quan trọng của thông tin mật nên khi tiến hành trao đổi các thông tin để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, doanh nghiệp luôn xem việc bảo vệ thông tin mật là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Chính bởi lý do trên, NDA đã ra đời và được xác lập cho mục đích đáp ứng nhu cầu bảo vệ thông tin mật của doanh nghiệp. Các điều khoản NDA thường có sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm các Bên trong việc giữ bí mật và bảo vệ thông tin. Nên việc ký kết NDA giúp tăng sự “an tâm” giữa các Bên trong quá trình trao đổi và chia sẻ thông tin. Đồng thời, NDA còn là hàng rào chắn bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh các vấn đề tranh chấp liên quan.

Lưu ý khi soạn thảo Thỏa thuận bảo mật thông tin

Xác định vai trò và vị thế của các Bên tham gia

Doanh nghiệp cần xác định vai trò của mình là Bên cung cấp thông tin hay Bên nhận thông tin. Việc xác định đúng vai trò sẽ giúp doanh nghiêp điều chỉnh điều khoản về quyền và trách nhiệm tương ứng tại NDA. Từ đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của mình một cách phù hợp.

Giới hạn phạm vi và thời hạn áp dụng NDA

Đây là điều khoản tùy thuộc vào thỏa thuận các Bên. Các bên cần xác định được Thông tin mật bao lâu sẽ trở nên “cũ” để ràng buộc phạm vi và thời hạn bảo mật cần thiết.

Chế tài

Một điều khoản quan trọng không thể thiếu đó là các chế tài áp dụng khi một bên vi phạm. Hai chế tài thường được áp dụng nhất trên thực tiễn là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Doanh nghiệp có thể ràng buộc chế tài để khắc phục tối đa phần nào thiệt hại xảy ra khi có NDA bị vi phạm. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lưu ý tuân thủ các giới hạn phạt và bồi thường theo quy định pháp luật có liên quan.

Các ngoại lệ

Các ngoại lệ như: tiết lộ bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền,… Đây là điều khoản nhằm bảo vệ bên nhận thông tin khi thực hiện theo yêu cầu luật định mà không bị vi phạm NDA.

Các vấn đề khác

Các điều khoản tiêu chuẩn khác trong các hợp đồng thông thường:

  • Định nghĩa thuật ngữ
  • Phương thức trao đổi thông tin;
  • Luật áp dụng
  • Cơ quan giải quyết tranh chấp

Ngoài các vấn đề nêu trên, tùy vào tình hình thực tế cụ thể, doanh nghiệp có thể bổ sung các điều khoản chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ tốt nhất thông tin mật của chính mình.

Xem thêm các bài viết khác tại:

Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Latest Articles