Từ ngày 02/11/2024, Nhà đầu tư nước ngoài (NDTNN) là tổ chức có thể thực hiện việc mua chứng khoán mà cần ký quỹ (Non-Prefunding). Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khung pháp lý và tình huống thực tiễn đối với giao dịch Non Prefunding.
Khung pháp lý liên quan giao dịch Non – Prefunding
Từ ngày 02/11/2024, Thông tư 68/2024/TT-BTC chính thức bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các Công ty chứng khoán (CTCK) sẽ thực hiện việc đánh giá rủi ro thanh toán của Khách hàng để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu. Mức tiền cụ thể sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận các Bên. Mức ký quỹ này thậm chí có thể bằng 0, nghĩa là không cần ký quỹ. Điều này sẽ tạo thuận lợi để thu hút hơn vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nó cũng tạo không ít thách thức cho các CTCK, nhất là khi NĐTNN không có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán cho các lệnh mua đã đặt. Khi đó, CTCK phải thực hiện nghĩa vụ “thanh toán thay” và nhận chứng khoán về tài khoản tự doanh.
Tiếp theo, CTCK sẽ có hai phương án xử lý:
- Phương án 1: Bán lại cho NĐTNN (theo phương thức bán thỏa thuận hoặc chuyển ngoài hệ thống); hoặc
- Phương án 2: Bán ra thị trường
Thông tư 68 không quy định rõ rằng CTCK sẽ được thực hiện phương án nào trước, phương án nào sau. Trên thực tế để đảm bảo quyền lợi cho Khách hàng, các CTCK sẽ ưu tiên thực hiện Phương án 1. Nếu NĐTNN vẫn không thực hiện việc mua lại số lượng chứng khoán này, CTCK sẽ thực hiện việc bán ra thị trường để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời CTCK sẽ thực hiện công bố thông tin để báo cáo về việc NĐTNN không thực hiện mua lại cổ phiếu.
Tình huống thực tế
Chúng ta có thể tham khảo trường hợp thực tế vừa xảy ra vào tháng 12/2024 tại CTCK Vietcap như sau:
Vào ngày 17/12, tổ chức Aegon Custody B.V từ Hà Lan đã đặt mua bằng phương thức khớp lệnh 26.600 cổ phiếu FPT, với tổng giá trị giao dịch gần 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổ chức này lại không đủ tiền thanh toán đối với lệnh giao dịch đã đặt. Vì vậy, Vietcap đã thực hiện thanh toán thay NĐT. Sau đó, NDTNN tiếp tục không thực hiện mua lại đối với số lượng cổ phiếu mà Vietcap đã thanh toán, nên Vietcap đã thực hiện công bố thông tin theo quy định.
Xem thêm các bài viết khác tại:
- T0, T1, T2, T3 trong giao dịch chứng khoán
- Trách nhiệm công bố thông tin khi mua cổ phiếu Ngân hàng?
- Ai chịu trách nhiệm khi công ty chứng khoán – CTCK bị tấn công?
- Hợp đồng quyền chọn là gì? Đặc điểm và phân loại
- Phân biệt Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai là gì? Đặc tính và ưu nhược điểm
- Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm
- Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là gì? Những điều cần lưu ý
- Quy định về mua lại cổ phần đã phát hành trong CTCP
- Thông tin nội gián là gì?
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý