Tái cấu trúc doanh nghiệp được diễn ra trong ngữ cảnh doanh nghiệp cần xử lý các vấn đề khó khăn về tài chính. Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể bao gồm chiến lược tăng trưởng và chiến lược thoái vốn.
Mục đích
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Sau đây là một số mục đích phổ biến trên thực tế:
- Giải quyết các vấn đề tài chính
- Thực hiện chiến lược phòng thủ
- Cải thiện hiệu quả hoạt động
- Gia tăng tính minh bạch
- Tập trung chiến lược
Hình thức
Tái cấu trúc được chia thành 02 loại: Tái cấu trúc hoạt động và tái cấu trúc tài chính
Tái cấu trúc hoạt động
Tái cấu trúc hoạt động có thể kéo theo những thay đổi trong thành phần cấu trúc tài sản của công ty bằng cách: Mua lại các công ty mới; Bán toàn bộ hoặc một phần công ty; Tách các công ty con hoặc dòng sản phẩm ra khỏi công ty mẹ; Tìm kiếm các liên minh kinh doanh; Sắp xếp lại công ty
Mua lại
Đây là một chiến lược tăng trưởng thông qua hình thức kết hợp công ty và được biết đến dưới các hình thức sáp nhập, hợp nhất và thâu tóm.
- Sáp nhập là sự kết hợp hai hoặc nhiều công ty bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Hợp nhất là sự kết hợp hai hoặc nhiều công ty để có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
- Thoái vốn có ba hình thức chính: bán tài sản, bán cổ phiếu, chia tách công ty
Tái cấu trúc tài chính
Tái cấu trúc tài chính xoay quanh cách thức doanh nghiệp đang được tài trợ để làm giảm chi phí vốn chung của công ty hoặc là một phần của chiến lược chống thâu tóm. Việc tái cấu trúc hướng đến việc tối ưu hóa nguồn tài trợ tiềm năng, qua đó góp phần giảm rủi ro hoặc tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tái cấu trúc nguồn vốn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tái cấu trúc nguồn vốn không chỉ là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các nguồn vốn hiện có mà bao gồm cả việc lựa chọn và đa dạng các kênh huy động vốn, tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả, làm lành mạnh hóa tài chính …. để tăng giá trị doanh nghiệp.
Xem thêm các bài viết khác tại:
- T0, T1, T2, T3 trong giao dịch chứng khoán
- Trách nhiệm công bố thông tin khi mua cổ phiếu Ngân hàng?
- Ai chịu trách nhiệm khi công ty chứng khoán – CTCK bị tấn công?
- Hợp đồng quyền chọn là gì? Đặc điểm và phân loại
- Phân biệt Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai là gì? Đặc tính và ưu nhược điểm
- Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm
- Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là gì? Những điều cần lưu ý
- Quy định về mua lại cổ phần đã phát hành trong CTCP
- Thông tin nội gián là gì?
Theo dõi thêm Góc Pháp Lý tại: Góc Pháp Lý