Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024
spot_img

Những điều cần lưu ý khi mới thành lập doanh nghiệp

Chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện tại, Luật doanh nghiệp quy định có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau (tham khảo tại CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM), mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu nhược điểm tương ứng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, số lượng và quyền nghĩa vụ mà chúng ta sẽ quyết định loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình.

Đặt tên doanh nghiệp

Việc đặt tên khi thành lập doanh nghiệp cũng là một nội dung rất quan trọng và đáng lưu ý. Vì bởi rằng, tên doanh nghiệp sẽ gắn liền với hành trình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian dài. Không phải tên doanh nghiệp được đặt như thế nào cũng được mà còn phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể như sau:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp, tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu không đảm bảo các quy định trên.

Xin cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đây là một nội dung vô cùng quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Vì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là tấm vé thông hành về mặt pháp lý để doanh nghiệp được xác lập và có tư cách pháp lý để bắt đầu thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Chi tiết về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, các bạn có thể xem chi tiết tại đây THÀNH LẬP MỚI CÔNG TY CỔ PHẦN.

Mở tài khoản ngân hàng

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công việc cần thiết tiếp theo là thực hiện mở tài khoản ngân hàng. Bởi vì pháp luật quy định doanh nghiệp có trách nhiệm góp vốn trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và phương thức để thực hiện trách nhiệm này là thông qua tài khoản ngân hàng. Tuỳ theo nhu cầu của mình mà các doanh nghiệp lựa chọn một trong các ngân hàng thương mại phù hợp để mở tài khoản. Tài khoản ngân hàng không chỉ phục vụ cho việc góp vốn mà còn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này.

Xin cấp con dấu

Con dấu là một trong nhưng phương tiện tối quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì tính pháp lý cuả các văn bản do doanh nghiệp ban hành, nếu thiếu con dấu (dù có chữ ký của người đại diện pháp luật) thì cũng không đầy đủ về mặt pháp lý. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể cầm bản gốc hoặc sao y đến các cơ sở cấp dấu có chức năng để khắc dấu theo số lượng đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Latest Articles